Hiện nay có nhiều trường hợp khách hàng thắc mắc tại sao biến tần tích hợp nhiều chế độ bảo vệ mà tại sao vẫn bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, mời các bạn cùng tham khảo giải đáp qua bài viết sau đây của abientan.
Tìm hiểu về các chế độ bảo vệ lỗi của biến tần servo
Chế độ bảo vệ ngõ vào biến tần servo
Một số chế độ bảo vệ ngõ vào của biến tần servo như là bảo vệ thấp áp ngõ vào, mất pha ngõ vào, quá áp ngõ vào. Ở chế độ mặc định một số biến tần servo chỉ có chế độ bảo vệ tháp áp và quá áp, chế độ bảo vệ mất pha ngõ vào chỉ được sử dụng khi được kích hoạt.
Ngưỡng bảo vệ thấp áp của mỗi biến tần servo cũng khác nhau thường rơi vào khoảng 10% điện áp định mức ghi trên namplate biến tần, một số loại biến tần servo cũ trước kia hoặc một số dòng Trung Quốc hiện nay có mức bảo vệ thấp áp ở ngưỡng thấp nên vẫn có thể hoạt động ở nơi có điện lưới yêu do quá xa trạm khi tắt chức năng bảo vệ quá áp.
Đối với một số dòng biến tần servo 3 pha 220v ngõ vào khi sử dụng ở Việt Nam chỉ cấp nguồn 1 pha 220v nên biến tần có thể sẽ báo lỗi mất pha ngõ vào nên các bạn cũng có thể thực hiện thao tác tắt bảo vệ mất pha ngõ vào hoặc cầu thêm 1 trong 2 pha sang pha thứ 3 để đánh lừa ic bảo vệ mất pha ngõ vào trên biến tần servo.
Chế độ bảo vệ ngõ ra biến tần và servo
Đối với ngõ ra biến tần và motor thì đa phần ở chế độ mặc định đều được bật thông số bảo vệ. Một số chức năng bảo vệ như:
- Bảo vệ quá tải: bao gồm quá tải motor cũng như quá tải biến tần.
- Bảo vệ quá dòng motor và quá dòng biến tần.
=> Bảo vệ motor là dựa theo tham số công suất và dòng điện motor mà người dùng cài đặt, còn bảo vệ biến tần là do ngưỡng vượt quá khả năng cho phép của biến tần.
Ngoài ra trên biến tần servo còn có một số chức năng bảo vệ như:
- Bảo vệ mất pha ngõ ra, chạm đất motor.
- Bảo vệ liên quan tới ngắn mạch ngõ ra.
Ví dụ như đôi với biến tần Yaskawa E1000 các bạn cài nhóm thông số L để bật các tính năng bảo vệ cho biến tần cũng như motor.
Cơ chế bảo vệ trong biến tần servo hoạt động như thế nào ?
Chế độ bảo vệ bên trong biến tần servo thường được hoạt động trên nguyên tắc sử dụng cảm biến để đo thông số cần được bảo vệ sau đó so sánh với giá trị giới hạn bảo vệ để bật cảnh báo lỗi. Cảm biến bảo vệ thường được sử dụng trên biến tần servo bao gồm cảm biến đo dòng, áp, nhiệt độ.
Ví dụ như biến tần servo được tích hợp cảm biến đo dòng thì khi ampe của biến tần tăng quá cao thì sẽ dẫn tới biến tần bật cảnh báo lỗi liên quan tới quá dòng( OC).
Biến tần servo có bảo vệ rồi mà sao vẫn bị hư hỏng
Theo như nguyên lý hoạt động đã mô tả ở phần trên thì chế độ bảo vệ của biến tần servo hoạt động khi lỗi đã xảy ra mới ngắt nên biến tần servo sẽ chịu lỗi này trong một khoản thời gian ngắn trước khi cảm biến phát hiện. Chính vì vậy mà nếu nguyên nhân lỗi quá lớn hoặc kéo dài liên tục vẫn có thể khiến cho biến tần servobị hư hỏng mặc dù có chế độ bảo vệ.

Ví dụ chi tiết để mô tả việc biến tần servo có bảo vệ mà vẫn bị lỗi hư hòng:
- Đối với một số loại biến tần 220v mà cấp 380v thì gần như biến tần sẽ bị nổ ngay lập tức hoặc gây hư hỏng.
- Còn đối với biến tần báo lỗi quá áp. quá tải, quá dòng liên tục mà các bạn không tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi mà cứ reset lỗi chạy lại thì cũng sẽ gây ra lỗi dẫn tới hư hỏng cho biến tần.
Lưu ý khi sử dụng chế độ bảo vệ trên biến tần servo
- Bạn nên kiểm tra kỹ lại hết các thông số bảo vệ trên biến tần servo trong phần cài đặt đã kích hoạt lên hết chưa vì có một số loại biến tần servo thì mặc định có thể không được bật chế độ bảo vệ lên.
- Khi biến tần servo có cảnh báo lỗi thì phải cố gắng tìm ra nguyên nhân và khắc phục trước khi bấm reset lỗi để tiếp tục chạy.
- Nên lựa chọn những dòng biến tần servo có thương hiệu uy tín để được các chế độ bảo vệ biến tần đáng tin cậy hơn.
- Trước khi đấu nối dây động lực và điều khiển và tra cứu tài liệu manual của nhà sản xuất thật kỹ và kiểm tra lại trước khi cấp nguồn để hạn chế thấp nhất việc đấu nối sai dẫn tới lỗi hư hỏng thiết bị biến tần servo.
Mọi nhu cầu về sửa chữa biến tần servo xin vui lòng liên hệ: Sửa chữa biến tần servo