Hiện nay biến tần servo plc đã trở này một thiết bị điện công nghiệp tương đối phổ biến, chính vì vậy mời các bạn tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm của abientan trong việc kiểm tra sửa chữa biến tần servo plc sau đây.
Chuẩn bị trước khi bước vào nghề sửa chữa biến tần servo plc
Muốn bước vào nghề sửa chữa biến tần servo plc thì các bạn cần chuẩn bị như sau:
- Cần phải có hiểu biết về cấu tạo, chức năng, cách đo đạc một số linh kiện điện tử thường dùng trong biến tần servo plc bao gồm: điện trở, tụ, biến thế xung, diode, igbt, transistor, oppto, relay.
- Nếu bạn đã có kinh nghiệm sửa chữa một số thiết bị điện tử gia dụng và công nghiệp như tivi, máy tính, điện lạnh, ups, máy hàn thì cũng sẽ tạo lợi thế rất lớn để các bạn có thể bước vào ngành sửa chữa biến tần servo plc.
- Chuẩn bị đồ nghề bao gồm các thiết bị cầm tay để tháo biến tần servo plc. Vì biến tần servo plc có kích thước từ nhỏ đến rất lớn nên các bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để mở một số ốc vít từ nhỏ đến lớn. Bắt buộc phải trang bị VOM hay còn gọi là đồng hồ đo điện loại đa năng. Tốt nhất nên dùng loại có hiển thị số điện tử để thuận tiện cho việc sử dụng. Ngoài ra phải trang bị thêm kính lúp, mò hàn, trạm khò và máy đo sóng để sử dụng trong một số trường hợp cần thiết.
- Và nhớ là chuẩn bị sẵn một số thiết bị biến tần servo plc để làm công cụ thí nghiệm, thực hành trong quá trình học hỏi cách sửa chữa.
- Một sự chuẩn bị đặc biệt quan trọng đó chính là phải hiểu và thực hành kỹ một số quy tắc an toàn trong quá trình kiểm tra sửa chữa để tránh xảy ra tai nạn cho bản thân của mình cũng như những người xung quanh.
Hiểu được cấu tạo và cách đo linh kiện dùng trong biến tần
Để sửa chữa được biến tần servo plc các bạn phải hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách đo đạc một số linh kiện dùng trong những thiết bị này. Những phần kiến thức này các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng interrnet, hoặc các bạn cũng có thể tham khảo trong catalogue manual của nhà sản xuất các thiết bị biến tần servo plc này.
Dựa vào sơ đồ nguyên lý của biến tần servo plc các bạn nên tập trung đo đạc một số linh kiện thường có khả năng hư hỏng cao trong biến tần bao gồm:
- Cầu chì trong biến tần servo plc là một trong những linh kiện dễ hư hỏng nhất nếu xảy ra chạm chập, vì thế các bạn cần phải đo đạc vị trí này trước. Lưu ý rằng vì có linh kiện khác bị hỏng gây chạm chập mới gây ra cháy cầu chì, nếu bạn kiểm tra chưa kỹ mà thay cầu chì mới có thể làm cho tình trạng thiết bị hư hỏng nặng hơn. Cầu chì thường hư hỏng khi biến tần báo lỗi không lên nguồn hoặc điện áp thấp.
- Tiếp theo các bạn kiểm tra một số linh kiện liên quan tới khối nguồn vào như cầu diode, điện trở charge, tụ điện để nắn điện DC. Khi đo cầu diode nên kiểm tra kỹ cả 3 pha đầu vào. Lỗi đầu vào thường gây ra một số lỗi như không lên nguồn, điện áp thấp hay thiếu pha ngõ vào.
- Sau đó các bạn đo igbt liên quan tới ngõ ra của biến tần servo, liên quan tới ngõ ra các bạn nên kiểm tra thêm board kích igbt vì một số trường hợp hỏng board kích thì cũng làm biến tần báo lỗi. Khi hư hỏng igbt và board kích biến tần servo biến tần servo thì báo lỗi liên quan gì quá tải, mất pha ngõ ra, quá dòng hoặc ngắn mạch.
- Đối với plc thì hư ngõ ra thường là hư hỏng transistorr hoặc relay bị dính không nhảy.
Phần sửa chữa khó nhất liên quan tới biến tần servo plc đó chính là hư board điều khiển. Vì đa số board điều khiển có linh kiện quan trọng là cpu hay vi xử lý mà gần như loại này ko thể tìm mua linh kiện trên thị trường. Vì vậy trường hợp này bắt buộc phải dùng kính lúp để dò tìm vết cháy nổ. Thường để tiết kiệm thời gian thì trong trường hợp hư board điều khiển thì tìm board khác để thay luôn.
Hiểu được bảng mã lỗi và cách cài đặt biến tần servo plc
Vì cấu tạo của biến tần servo plc tuy đơn giản nhưng lại gồm nhiều bộ phận khác nhau, chính vì vậy khi biến tần báo lỗi chúng ta phải xác định được bộ phận nào gây ra lỗi để rút ngắn thời gian kiểm tra sửa chữa. Bạn có thể dựa vào bảng mã lỗi nằm trong manual do nhà sản xuất công bố để khoanh vùng lỗi và dễ sửa chữa hơn. Ngoài ra khi sửa chữa biến tần servo plc các bạn phải nắm vững cách cài đặt thông số hay lập trình để thuận tiện cho việc test sau khi sửa chữa xong.
Bảng mã lỗi của mỗi biến tần servo plc sẽ hoàn toàn khác nhau nên các bạn sau khi quan sát thấy mã lỗi của thiết bị các bạn phải đọc chi tiết mô tả lỗi để có hướng xử lý, tránh trường hợp cùng một mã lỗi mà thiết bị này sẽ là lỗi khác còn thiết bị kia là lỗi khác.
Một số kinh nghiệm khác trong việc sửa chữa biến tần servo plc
- Nếu thiết bị biến tần servo plc sau khi đo nguội mà chưa chắc có đang bị chập mạch hay không thì không nên cấp nguồn bởi vì nếu cấp nguồn sẽ gây cháy nổ cho thiết bị cũng như hệ thống điện tại văn phòng sửa chữa của bạn.
- Nên thận trọng trước khi cấp nguồn cho biến tần 220v và 380v vì hai loại này nếu cấp nguồn không đúng cấp điện áp có thể gây ra hư hỏng ngay lập tức cho thiết bị, gây khó khăn hơn trong việc sửa chữa.
- Khi nhận sản phẩm để sửa chữa nếu phát hiện thiết bị có dấu hiệu thiếu linh kiện hoặc đã bị tráo linh kiện hãy báo ngay cho khách hàng để tránh bị mang tiếng sau này.
- Sau khi sửa chữa xong nên có tải là motor công suất tương đối phù hợp với biến tần để thử tải, tránh thử với tải quá nhỏ sẽ không đánh giá được tình trạng sau khi sửa chữa.
- Nên tham khảo thêm về địa chỉ của một số nơi chuyên bán linh kiện hay board mạch cho biến tần để khi cần thiết tìm mua nhanh hơn.
- Trong quá trình sửa chữa biến tần servo plc không nên để mọi người xung quanh có hành động gây mất tập trung như hối hoặc gây ồn ào vì sẽ dễ khiến bạn phân tâm dẫn tới thực hiện thao tác sai làm hư hỏng thiết bị.
- Phải đảm bảo thiết bị đã được cách ly khỏi nguồn điện khi đo đạc kiểm tra. Một số trường hợp tụ chưa được xả hết điện dư cũng sẽ gây nguy hiểm cho kỹ thuật viên sửa chữa biến tần servo plc nên các bạn cũng cần phải lưu ý.
Mọi nhu cầu về sửa chữa biến tần servo plc vui lòng tham khảo chi tiết tại: sửa chữa biến tần servo plc