Tìm hiểu về bộ phát xung tốc độ cao trên PLC

Tìm hiểu về timer và bộ phát xung tốc độ cao của PLC

Nhiều ứng dụng trong thực tế đòi hỏi người lập trình phải sử dụng timer và bộ phát xung tốc độ cao, vậy cách cài đặt và lập trình bộ phát xung tốc độ cao như thế nào ? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của abientan.

Định nghĩa về timer trong PLC

Timer trong plc được định nghĩa là những bộ đếm thời gian có thể lập trình được. Hiện này có rất kiểu timer được tích hợp trong plc như là on delay: có nghĩa là khi có tác động của ngõ vào thì timer sẽ tạo một khoảng thời gian trễ được cài đặt trước sau đó sẽ tác động ngõ ra, tương tự như vậy là loại off delay thì ngược lại.

Ngoài ra đối với một số dòng plc cao cấp còn tích hợp nhiều loại timer khác nhau chứ tác động ngõ ra theo chu kỳ thời gian, timer đôi là dạng tích hợp hai chu kỳ thời gian.

Ứng dụng của timer trong plc rất quan trọng để xử lý nhiều thao tác khác nhau như:

  • Tạo khoảng thời gian trễ để điều khiển ngõ ra. Ví dụ như cần bật bóng đèn sấy 10s sau khi bấm công tắc thì ta có thể sử dụng lệnh timer để bật đèn sáng đúng 10s sau đó tắt.
  • Timer cùng được dùng để tạo ra chu kỳ cập nhật cho một thao tác nào đó. Ví dụ như ta có thể ứng dụng timer để lập trình bài toán đèn xanh đỏ vàng. Bằng cách lập trình để các timer có thể trì hoãn đúng thời gian sáng lần lượt của các đền xanh đỏ vàng.
  • Timer trong plc còn ứng dụng để tạo tín hiệu báo lỗi ví dụ như khi khởi động máy 10 phút mà chưa có thao tác của người vận hành thì có thể ra tín hiệu cảnh báo hoặc cho plc vào chế độ sleep.

Cách lập trình PLC với timer định thời

Tùy theo mỗi loại plc và cấu trúc của timer mà các bạn cần phải đọc kỹ manual và tập lệnh để có thể sử dụng được timer. Để lập trình được timer thì các bạn phải tìm hiểu về loại timer( On delay hay off delay hay loại nào khác ?), tiếp theo là đơn vị ( ms hay là s), cấu trúc của ngõ vào, ngõ ra tác động như thế nào.

Tìm hiểu về lập trình timer trong PLC
Tìm hiểu về lập trình timer trong PLC

Ví dụ trong plc mitsu thì thường có 5 loại timer như sau: loại thường có 3 đơn vị thời gian: 1ms, 10ms, 100ms, ngoài ra loại tự giữ( khi mất ngõ vào thì ngõ ra vẫn tự giữ) : 1ms, 100 ms.

Số lượng timer trong plc thường giới hạn theo cấu hình hoặc dung lượng bộ nhớ của cpu. Chính vì vậy mà trong quá trình lập trình các bạn phải phân bổ số lượng timer sử dụng sao cho hợp lý để tránh tình trạng không đủ số lượng timer để dùng.

Ngoài timer ra thì trong plc thường tích hợp sẵn một số tiếp điểm hoặc bit tự động on/off theo chu kỳ thời gian nhất định. Nếu cần sử dụng những bit on/off theo chu kỳ này thì các bạn tham khảo thêm trong tài liệu để biết cách sử dụng.

Bộ phát xung tốc độ cao của PLC

Hiện nay các bộ plc thường có hai loại ngõ ra là relay và transistor. Đối với ngõ ra relay là dạng ngõ ra đóng cắt bằng tiếp điểm cơ khí nên tần số đóng cắt rất thấp chỉ khoảng dưới 1Hz, còn đối với dạng ngõ ra transistor thì tần số đóng cắt cao hơn có thể lên tới hàng trăm Khz.

Tuy nhiên để phát được xung từ 10Khz trở lên thì plc phải được thiết kế sử dạng các transistor có tần số đóng cắt cao thì mới đáp ứng được và giá thành của transistor này tương đối cao nên dẫn tới việc plc chỉ thường được tích hợp giới hạn số chân có khả năng phát xung tốc độ cao này.

Để biết xem dòng plc bạn đang sử dụng tích hợp bao nhiêu chân phát xung và tốc độ phát xung tối đa là bao nhiêu thì các bạn vui lòng tham khảo trong catalogue hoặc manual của nhà sản xuất. Các dòng plc cơ bản phổ biến hiện nay đa số thường tích hợp thừ 2-4 chân phát xung tốc độ cao với tốc độ từ 10Khz đến 100Khz.

Cách lập trình bộ phát xung tốc độ cao trên PLC

Mỗi loại plc thường có cách cài đặt và lập trình bộ phát xung tốc độ cao khác nhau tùy vào tập lệnh, tuy nhiên đều hoạt động dựa trên nguyên lý sau đây.

  • Đầu tiên là xác định chân phát xung, thường lại những chân đầu tiên trong ngõ ra của plc, tiếp theo là cài đặt tần số phát xung, và số xung cần phát.
  • Có một số plc có khả năng phát xung liên tục hoặc có thể cài đặt độ rộng của xung nên đối với mỗi ứng dụng khác nhau bạn có thể linh hoạt sử dụng các tính năng này.

Các bạn nên đọc thêm các tham số trạng thái của quá trình phát xung như kết thúc quá trình phát xung hay bit kích hoạt quá trình phát xung để dễ dàng trong việc lập trình điều khiển thiết bị.

Ứng dụng của việc phát xung tốc độ cao trên plc

  • Ứng dụng phổ biến nhất của việc sử dụng bộ phát xung tốc độ cao trên plc đó chính là điều khiển vị trí của động cơ servo. Chúng ta có thể cài đặt servo ở chế độ nhận xung để chạy vị trí. Muốn động cơ servo bao nhiêu vòng thì chỉ cần phát đúng số xung tương ứng. Tốc độ của motor servo chính là tần số phát xung, tăng giảm tần số này để tăng giảm tốc độ động cơ.
  • Ngoài ra thì ngõ ra phát xung tốc độ cao còn ứng dụng để điều khiển được biến tần có ngõ vào nhận xung hoặc một số loại động cơ như bước step hay động cơ DC.

Nếu cần thêm sự hỗ trợ từ abientan xin vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé.

5/5 - (1 đánh giá)
Theo dõi
Thông báo của
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x