Mời các bạn tham khảo bài viết sau của abientan để biết cách chọn cb cũng như tiết diện dây dẫn điện cho biến tần và động cơ.
Lắp đặt CB cho biến tần như thế nào cho đúng ?
Theo đa số tài liệu của biến tần thì nhà sản xuất đều khuyến cáo chúng ta lắp CB cho nguồn vào của biến tần. Thông số của CB thường được chọn từ gấp 1.5 đến 2 lần dòng định mức của biến tần. Như bạn có thể nhìn thấy bảng thông số dòng định mức CB trong tài liệu của biến tần V&T đề xuất.
Có hai cách để có thể chọn dòng định mức của cb biến tần như sau:
- Một là sử dụng user manual của nhà sản xuất để tra bảng cb sử dụng cho từng loại công suất biến tần khác nhau.
- Hai là xem trên nhãn namelate của biến tần để biết ampe ngõ vào bao nhiêu sau đó chọn cb theo dòng định mức này là được.
Ví dụ như đối với loại biến tần công suất 7.5kW 380v thì dòng của biến tần khoảng 18A thì ta chọn CB gấp đôi số đó và gần nhất là 40A.
Việc chọn CB cho biến tần rất cần thiết để khi biến tần hoặc motor xảy ra sự cố thì CB ngắt điện làm giảm thiệt hại hư hỏng cho cả biến tần và motor, nên hạn chế sử dụng cầu dao kéo tay vì loại này thường không tự nhảy khi xảy ra sự cố.
Tham khảo sản phẩm: Biến tần cũ giá rẻ
Chọn tiết diện dây dẫn cho dây nguồn biến tần và dây motor
Để chọn tiết diện dây dẫn cho dây nguồn biến tần và dây motor thì các bạn cũng căn cứ theo tài liệu sử dụng của nhà sản xuất hoặc xem trên nhãn biến tần. Trong đó dây cấp nguồn cho biến tần chọn theo thông số dòng ampe input của ngõ vào biến tần, thông số dây motor chọn theo dòng ampe output ngõ ra của biến tần.
Bạn có thể tham khảo thêm bảng lựa chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện theo bảng dưới dây:
Khi chọn tiết diện dây dẫn cho biến tần các bạn nên chọn cho đúng bởi vì nếu chọn quá nhỏ thì sẽ làm cho khi biến tần chạy dây bị nóng dễ gây ra sự cố về điện, còn nếu chọn dây quá lớn thì tốn kém nhiều chi phí cũng như gây khó khăn cho việc lắp đặt.
Tham khảo thêm: Biến tần là gì ?
Tiêu chuẩn IP của biến tần có ý nghĩa gì ?
Đa số các loại biến tần trên thị trường hiện nay đều được các nhà sản xuất công bố tiêu chuẩn IP của sản phẩm của mình trong manual hoặc catalog. Tiêu chuẩn IP là chuẩn đại diện cho việc khả năng chống lại sư xâm nhập của vật thể rắn và lỏng, nhưng riêng đối với biến tần thì ta thường ngầm hiểu là khả năng chống bụi và nước.
Ví dụ chuẩn chung của biến tần hiện nay là IP20 thường là có khả năng chống bụi nhẹ và không có khả năng chống nước. Các bạn cần lưu ý tiêu chuẩn chống nước có nhiều loại khác nhau như chống tia nước hay ngâm được dưới nước. Chính vì vậy mà không phải biến tần nào có tiêu chuẩn chống nước là có thểm đem ngâm dưới nước được.
Biến tần có IP cao dùng trong môi trường nào ?
Đối với biến tần có IP số đầu tiên cao ám chỉ khả năng kháng bụi tốt thường được dùng trong môi trường nhiều bụi bẩn như nhựa bao bì dệt sợi để giúp bảo vệ linh kiện của biến tần không bị bụi bám vào bên trong. Còn đối với chỉ số thứ 2 liên quan tới khả năng kháng nước của biến tần.
Đối với một số môi trường đặc biệt như ngâm trong nước hoặc môi trường ẩm thì đòi hỏi chúng ta phải chọn loại biến tần có tiêu chuẩn kháng nước cao để ngăn nước cũng như hơi nước vào bên trong biến tần giúp biến tần có thể hoạt động một cách ổn định.
Ví dụ như nhà xưởng giặt ủi công nghiệp thường có nhiều hơi nước kèm thuốc tẩy nên nếu sử dụng một số loại biến tần loại thường thì tỷ lệ hỏng hóc rất cao do hơi nước có lẫn chất tẩy đi vào bên trong biến tần làm cho linh kiện bên trong biến tần sau một thời gian bị ăn mòn gây lỗi hay cháy nổ. Việc sử dụng biến tần có tiêu chuẩn bảo vệ chống nước chống bụi sẽ giúp hạn chế cho việc này.
Biến tần có tiêu chuẩn chống nước cao còn có thể dùng trong một số trường hợp đặt biệt như là dùng cho bơm chìm để hoạt động trực tiếp dưới nước.
Nếu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới của abientan.
Tham khảo dịch vụ: Hỗ trợ kỹ thuật biến tần servo plc